Tấm cách nhiệt panel EPS là gì? Ưu nhược điểm khi cách nhiệt bằng panel EPS

Tấm cách nhiệt panel EPS được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam với nhiều ưu điểm nổi bật. Panel này được sử dụng trong nhiều công trình khác nhau như bệnh viện, kho lạnh, phòng thí nghiệm,… Vậy tấm cách nhiệt panel EPS này là gì? Nó có ưu điểm gì mà lại được nhiều người sử dụng vậy? Hãy cùng Cách Nhiệt Hoà Phú tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

1. Giới thiệu về tấm cách nhiệt panel EPS 

Tấm cách nhiệt panel EPS là một giải pháp cách nhiệt hiệu quả được sử dụng trong ngành xây dựng. EPS được viết tắt từ Expanded Polystyrene là một dạng xốp của polystyrene mở rộng. Đây là một vật liệu cách nhiệt tự nhiên, có khả năng giảm tiêu thụ năng lượng nhanh chóng. Từ đó, làm mát hoặc sưởi ấm các công trình xây dựng.

Giá thanh của tấm cách nhiệt panel EPS phải chăng nên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Ngoài sử dụng để lắp ghép nhà máy sản xuất, nhà xưởng, panel EPS còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như nâng tầng, làm phòng trọ, nhà lắp ghép, cách ngăn,..

Gioi-thieu-ve-tam-cach-nhiet-panel-EPS

Giới thiệu về tấm cách nhiệt panel EPS

>>> Mua ngay tấm cách nhiệt panel EPS tại đây

2. Đặc điểm của tấm cách nhiệt panel EPS

Cấu tạo: Panel EPS được cấu tạo bởi 3 lớp. Lớp lõi là EPS cách nhiệt. Hai lớp bên ngoài là 2 lớp tôn được mã kẽm với độ dày từ 0,3 – 0,6 mm. Độ dày này sẽ được tuỷ chỉnh theo từng đơn hàng. Tỷ trọng cách âm là 11- 40 kg/ m3 và cách nhiệt gắn kết bằng keo dán chuyên dụng.

Đặc tính: Tấm cách nhiệt panel EPS có các đặc tính tiêu biểu như:

  • Cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống thấm tốt
  • Độ bền tốt với khả năng chịu đước áp lực gió lên đến 300 km/ h và dư chấn động đất lên đến 7,5 độ Richer

Ứng dụng: Sử dụng trong các công trình dân dụng, bệnh viện, nhà cửa, kho mát, phòng sạch,…

 Dac-diem-cua-tam-cach-nhiet-panel-EPS

Đặc điểm của tấm cách nhiệt panel EPS

3. Ưu nhược điểm khi cách nhiệt bằng panel EPS

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm cách nhiệt khác nhau. Vậy lý do gì mà tấm cách nhiệt panel EPS lại được nhiều người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn như vậy. Hãy cùng Cách Nhiệt Hoà Phú tìm hiểu nhé.

3.1. Ưu điểm

Tấm cách nhiệt panel EPS là một sự lựa chọn hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm sản phẩm cách nhiệt bền bỉ, có thể linh hoạt trong thiết kế và ứng dụng cho các dư án khác nhau. Cụ thể:

  • Khả năng cách nhiệt hiệu quả: Một trong những ưu điểm lớn nhất khiến cho người tiêu dùng lựa chọn panel EPS chính là khả năng cách nhiệt xuất sắc. Khi sử dụng trong các công trình xây dựng, panel EPS giúp giảm thiểu sự thất thoát về nhiệt độ,  tiết kiệm năng lương  trọng quá trình sưởi ấm và làm mát.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt: Như đã đề cập ở trên, tấm panel EPS được sản xuất từ polystyrene mở rộng nên trọng lượng của chúng khá nhẹ. Nhờ đó mà việc vận chuyển lắp đặt cũng trở nên dễ àng hơn, tối ưu thời gian, công sức cho quá trình xây dựng.
  • Đa dạng về kích thước: Tấm cách nhiệt EPS có đa dạng về kích thước và độ dày khác nhau. Tuỳ vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp.
  • Sự bền bỉ và ổn định: EPS không bị ảnh hưởng bởi nước, mối mọt hay các tác nhân liên quan đến thời tiết. Điều này khiến cho thời gian sử dụng của tấm cách nhiệt này lâu hơn. Giúp công trình của bạn duy trì tính ổn định, giảm thiểu chi phí bảo trì và bảo vệ công trình khỏi hỏng hóc
  • Tính thẩm mỹ: Tấm panel EPS cũng có khả năng tạo hình và hoàn thiện để phù hợp với nhu cầu của từng dự án. Bạn có thể dễ dàng sơn hay áp dụng các vật liệu khác để tạo nên sự hài hoà, thu hút cho công trình.

Ưu điểm của tấm cách nhiệt panel EPS

3.2. Nhược điểm

Mặc dù panel EPS có rất nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn cũng cần xem xét một số nhược điểm sau:

  • Dễ bị ẩn trong công trình: Một trong những ưu điểm mà bạn cần cân nhắc chính là việc EPS thường được ẩn trong các lớp vật liệu xây dựng khác. Điều này khiến cho quá trình kiểm tra và bảo trì trở nên khó khăn và mất thời gian hơn. Nếu như có sư hỏng hóc hoặc bảo dưỡng, bạn phải can thiệp vào vật liệu bên ngoài để tiếp cận đến tấm panel EPS
  • Nhạy cảm với lửa: Nguyên liệu chính sản xuất panel EPS là Polystyrene – một vật liệu dễ dàng chát và sinh ra các khói độc hại. Vậy nên, bạn phải tuân thủ nguyên tắc về an toàn, phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công

4. Lưu ý khi sử dụng tấm cách nhiệt bằng panel EPS

Để sử dụng tấm cách nhiệt panel EPS an toàn và hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Lắp đặt chính xác: Việc lắp đặt Panel EPS cần phải được thực hiện cẩn thận và đảm bảo sự chính xác. Sai sót trong quá trình lắp đặt sẽ khiến cho hiệu suất cách nhiệt kém hiệu quả. Bên cạnh đó còn gây mất an toàn cho người sử dụng. Vậy nên, hãy đảm bảo rằng người lắp đặt đã được đào tạo và tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Phòng chống cháy nổ: EPS rất dễ cháy nên việc tuân thủ các quy định an toàn là vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo bề mặt tấm cách nhiệt được xử lý chống cháy và lắp đặt theo các tiêu chuẩn an toàn để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ
  • Kiểm tra định kì: Tấm cách nhiệt panel EPS nnee được kiểm tra định kỳ để xác định các hư hỏng. Từ đó có các giải pháp sửa chữa hoặc thay thế kịp thời

Luu-y-khi-su-dung-tam-cach-nhiet-panel-EPS

Lưu ý khi sử dụng tấm cách nhiệt bằng panel EPS

5. Kết luận

Tấm cách nhiệt panel EPS là một giảm pháp hiệu cách nhiệt hiệu quả và linh hoạt với rất nhiều ưu điểm được đề cập đến ở trên. Bạn cần sử dụng  chúng đúng cách để cải thiện khả năng cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng và đảm bảo tính bền bỉ cho công trình xây dựng, tạo nên môi trường làm việc và môi trường sống thoải mái nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH CÁCH NHIỆT HÒA PHÚ

  • Trụ sở chính: 223/11 Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
  • VP GD: 20 Trần Thị Năm, Tân Chánh Hiệp, Q12, Tp. Hồ Chí Minh
  • Mã số thuế: 0317209829 – Ngày thành lập: 21/03/2022
  • Email: cachnhiethoaphu99@gmail.com – Website: cachnhiethoaphu.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/cachnhiethoaphu
  • HOTLINE: 0978.671.331 (Mr. Yên) – 0973.877.090 (Mr. Thi) – 0971.77.44.51 (Mr. Sỹ)

Hoặc để lại thông tin liên hệ để Cách nhiệt Hòa Phú gọi lại tư vấn cụ thể!

    .
    .
    .
    .